Thứ 3, 12/3/2024

Thông tin đăng tải trên trang này phục vụ mục đích chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm với điều kiện cần ghi rõ nguồn khi sử dụng. Tư vấn GeoViệt khuyến khích quý vị trao đổi kinh nghiệm của mình bằng cách gửi bài cho chúng tôi
Hotline: (024) 62657729 / 0838286123
  • Góc Kỹ thuật
  • |
  • Biến đổi khí hậu

Nghị định thư Kyoto được ký năm 1997 - đây là sự kiện quan trọng trong nỗ lực của thế giới nhằm bảo vệ môi trường và đạt được phát triển bền vững - đánh dấu lần đầu tiên việc chính phủ các nước chấp nhận hạn chế các phát thải khí nhà kính của nước mình bằng những ràng buộc pháp lý. Nghị định thư cũng mở ra cơ sở mới với các "cơ chế hợp tác" mang tính đổi mới nhằm giảm chi phí giảm phát thải. Mặc dù đối với khí hậu điều này không quan trọng, nhưng kinh tế về khí cạnh cần đạt được các giảm phát thải với chi phí thấp nhất. Do đó, Nghị định thư bao gồm 3 cơ chế dựa trên thị trường nhằm đạt được giảm phát thải với chi phí-hiệu quả: Buôn bán quyền phát thải (IET), Cùng thực hiện (JI) và Cơ chế Phát triển sạch (CDM).

Cơ chế Phát triển sạch (CDM) quy định tại Điều 12 của Nghị định thư Kyoto, cho phép khu vực chính phủ và khu vực tư nhân của các nước công nghiệp hoá thực hiện các dự án giảm phát thải tại các nước đang phát triển và nhận được tín dụng dưới dạng "giảm phát thải được chứng nhận" (CERs) - khoản tín dụng này được tính vào chỉ tiêu giảm phát thải của các nước công nghiệp hoá. CDM thúc đẩy phát triển bền vững tại các nước đang phát triển đồng thời cho phép các nước phát triển góp phần vào mục tiêu giảm nồng độ khí nhà kính trong khí quyển. Để tìm hiểu thêm các thông tin chi tiết về Cơ chế Phát triển sạch (CDM), tham khảo tại đây.


Bài viết đang hoàn thành - sẽ được upload trong thời gian tới


Bài viết đang hoàn thành - sẽ được upload trong thời gian tới


Bài viết đang hoàn thành - sẽ được upload trong thời gian tới