Thứ 6, 11/22/2024

Thông tin đăng tải trên trang này phục vụ mục đích chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm với điều kiện cần ghi rõ nguồn khi sử dụng. Tư vấn GeoViệt khuyến khích quý vị trao đổi kinh nghiệm của mình bằng cách gửi bài cho chúng tôi
Hotline: (024) 62657729 / 0838286123
  • Góc Kỹ thuật
  • |
  • Địa tin học

Mã nguồn mở (open - source software) hiểu theo nghĩa rộng là một khái niệm chung được sử dụng cho tất cả các phần mềm mà mã nguồn của nó được công bố rộng rãi công khai và cho phép mọi người tiếp tục phát triển phần mềm đó. Điều này không có nghĩa là chúng có thể được sao chép, sửa chữa thoải mái hay sử dụng vào mục đích nào cũng được. Mã nguồn mở được công bố dưới rất nhiều điều kiện khác nhau, một số trong đó cho phép phát triển, sử dụng và bán tùy ý miễn là giữ nguyên các dòng về nguồn gốc sản phẩm, một số bắt buộc tất cả các sản phẩm làm ra từ đó cũng phải là open-source, một số khác đòi hỏi phải công bố trọn vẹn mã nguồn, một số khác không cho phép sử dụng vào mục đích thương mại, một số khác lại không có ràng buộc gì đáng kể...

Qua đây có thể thấy khái niệm open source không thể chuẩn xác mà muốn nói đến tính pháp lý của việc sử dụng các phần mềm mã nguồn mở, chúng ta phải xem xét đến điều kiện sử dụng cụ thể mà dưới đó chúng được công bố. Một điều kiện hay được áp dụng nhất đó là GPL: GNU General Public License của tổ chức Free Software Foundation.


1 . Giới thiệu

HTML5 - công nghệ cốt lõi của Internet trong tương lai không xa, là một ngôn ngữ cấu trúc và trình bày nội dung cho World Wide Web, được đề xuất đầu tiên bởi Opera Software.

HTML5 vẫn trong quá trình xây dựng, tuy nhiên một số trình duyệt lớn như Safari, Chrome, Firefox, Opera, Internet Explorer đã và đang sử dụng các tính năng mới của HTML5 cho các phiên bản mới nhất của họ.

 

Trong phát triển ứng dụng, để dễ quản lý các thành phần của hệ thống, cũng như không bị ảnh hưởng bởi các thay đổi, người ta hay nhóm các thành phần có cùng chức năng lại với nhau và phân chia trách nhiệm cho từng nhóm. Trong phát triển phần mềm, cách phân chia chức năng này cũng áp dụng khá phổ biến. Trong đó, thuật ngữ kiến trúc đa tầng / nhiều lớp, mỗi lớp sẽ thực hiện một chức năng nào đó, trong đó mô hình 3 lớp là phổ biến nhất.

Cấu trúc của mô hình 3 lớp trong thiết kế, xây dựng WEB gồm: Presentation layer, Business Logic Layer, Data Access Layer.


Nếu bạn chọn ASP.NET là công nghệ để lập trình Web, bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ các mô hình để có sự lựa chọn phù hợp.
ASP.NET cung cấp 3 mô hình để phát triển web, gồm:
·         ASP.NET Web Forms
·         ASP.NET Web Pages  
·         ASP.NET MVC
Các mô hình này về cơ bản đều có thể viết trên các ngôn ngữ của .NET (C#, Visual Basic), chạy trên cùng nền tảng ASP.NET nhưng có cấu trúc và mô hình phát triển ứng dụng khác nhau.
 
 

WebGIS là mở rộng của các ứng dụng Web được sinh ra và phát triển để xử lý, lập bản đồ số với các tính năng nổi bật như sau:

- Khả năng phân phối thông tin rộng rãi trên toàn cầu.

- Sử dụng, phân tích dữ liệu, chức năng GIS mà không cần cài phần mềm GIS chuyên dụng.

- Cung cấp thông tin tới người dùng bao gồm cả dữ liệu thuộc tính và yếu tố không gian làm tăng hiệu quả truyền đạt thông tin.

- Kết hợp với các công nghệ khác như GPS, Enigne3D... để có thể xây dựng nhiều ứng dụng đa dạng trên nhiều môi trường (Internet, Mobile...).