Chủ nhật, 11/24/2024

Thông tin đăng tải trên trang này phục vụ mục đích chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm với điều kiện cần ghi rõ nguồn khi sử dụng. Tư vấn GeoViệt khuyến khích quý vị trao đổi kinh nghiệm của mình bằng cách gửi bài cho chúng tôi
Hotline: (024) 62657729 / 0838286123
  • Góc Kỹ thuật
  • |
  • Phần mềm GIS khác
QGIS 2.8 - Wien có gì mới

 

QGIS phiên bản 2.8 với tên gọi là ‘Wien’ (Thủ đô Viena của Áo) được chính thức phát hành ngày 20/2/2015 - download về cài đặt miễn phí tại http://www.qgis.org. Phiên bản 2.8.1 chạy trên Desktop (Windows) sau khi cài đặt đầy đủ gồm các cấu phần ứng dụng:  

1.     QGIS Desktop 2.8.1: Tạo lập, chỉnh sửa, hiển thị, phân tích và xuất bản thông tin địa không gian, đồng thời kết nối để quản trị, cấu hình QGIS Server;

2.     QGIS Browser 2.8.1: Duyệt và xem nhanh dữ liệu và siêu dữ liệu cũng như kéo và thả dữ liệu từ kho dữ liệu này sang kho dữ liệu khác; và

3.     Các công cụ phần mềm đồng hành như GRASS GIS và GDAL...

Đây là phiên bản dài hạn (Long-Term Release) dự kiến với nhiều tính năng phần mềm được cố định nhằm giúp cho người dùng thông thường sử dụng phần mềm một cách dễ dàng hơn mà không phải thường xuyên đào tạo lại. QGIS 2.8 kế thừa tất cả các tính năng quản lý dữ liệu, đọc được nhiều định dạng dữ liệu, biên tập và xuất bản bản đồ, xuất-nhập dữ liệu và các chức năng phân tích không gian… Cùng với những cải thiện như được trình bày đối với phiên bản QGIS 2.6.1 ‘Btighton’, một số thay đổi và tính năng mới như sau:

Ø  Thay đổi về giao diện và tương tác với người dùng:

-          Thêm tùy chỉnh về giao diện lựa chọn hệ tọa độ.

-          Cho phép nhập công thức khi làm việc với dữ liệu bảng; cho phép impot hoặc export bookmark khi làm việc với dữ liệu địa không gian;

Ø  Cải tiến hộp thoại Measure trong công cụ Analysis tools;

Ø  Cải tiến tốc độ duyệt dữ liệu tương tác (đặc biệt với dữ liệu PostGIS trong Browser;

Ø  Cải tiến tính năng sử dụng đồ họa theo bối cảnh trong chú giải bản đồ từ máy chủ WMS;

Ø  Thay đổi về quản lý dữ liệu:

-          Thêm tùy chỉnh về prefix khi join dữ liệu.

-          Cho phép tạo lớp dữ liệu tạm thời trong bộ nhớ;

-          Cho phép thực hiện các phép tính trên các hàng dữ liệu chọn sẵn;

Ø  Cải tiến tính năng khi số hóa dữ liệu như thêm công cụ số hóa nâng cao; cải tiến công cụ làm tinh giản hóa dữ liệu và cải tiến tính năng bắt điểm (snapping);

Ø  Cải tiến chú giải cho các lớp dữ liệu – cho phép đặt nguyên tắc vẽ chú giải theo dạng hình cây các tỷ lệ;

Ø  Thay đổi về Composer:

-        Cải tiến GUI trình bày và in xuất bản bản đồ;

-        Cải tiến khung và lưới tọa độ;

-        Cải tiến hiển thị nhãn đối tượng theo các mép lùi;

Ø  Thay đổi về các Plugins:

-         Cải tiến giao diện điều khiển Python;

Ø  Cải tiến tính năng xử lý dữ liệu địa lý như thêm thông số đối với loại hình học mới và bổ sung các thuật toán mới trong xử lý dữ liệu;

Ø  Thay đổi về khả năng hỗ trợ lập trình:

-         Cho phép viết thêm ghi chú đối với các công thức;

-         Thêm chức năng tùy chỉnh các hàm công thức;

-         Hỗ trợ thư viện Qt5;

-         Cho phép đọc nhiều spatial index theo nhóm;

-         Cho phép chỉ thực hiện 1 phần của truy vấn SQL theo tùy chọn;

Ø    Thay đổi đối với QGIS Server:

-         Thêm Python plugins cho Server - cho phép xaay dựng và triển khai nhanh các đặc tính mới;

-         Hỗ trợ các kiểu lớp dữ liệu;

-         Thêm phương pháp DescribeLayer (mô tả lớp dữ liệu) cho dịch vụ bản đồ Web (WMS);

Ø    Thay đổi đối với thư viện ký hiệu bản đồ:

-         Thêm loại fill màu bằng các tấm ảnh Raster;

-         Thêm các hiển thị heatmap động đối với các lớp dữ liệu dạng điểm;

-         Thêm tính năng sử dụng nhiều kiểu hiển thị trên cùng 1 lớp dữ liệu;

-         Cải tiến tính năng cấu hình kiểu ký hiệu đối với các dạng dữ liệu;

-         Cải tiến tính năng xuất ký hiệu marker từ dữ liệu DXF;

-         Hỗ trợ tính năng xoay bản đồ trong composer;

Tham khảo http://www.qgis.org/en/site/forusers/visualchangelog28/index.html để biết thêm thông tin chi tiết QGIS 2.8 ‘Wien’.  

(Tư vấn GeoViệt tổng hợp từ www.qgis.org, 2015)