Thứ 5, 11/21/2024

Thông tin đăng tải trên trang này phục vụ mục đích chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm với điều kiện cần ghi rõ nguồn khi sử dụng. Tư vấn GeoViệt khuyến khích quý vị trao đổi kinh nghiệm của mình bằng cách gửi bài cho chúng tôi
Hotline: (024) 62657729 / 0838286123
  • Góc Kỹ thuật
  • |
  • GIS

Ngày nay, công nghệ GIS được biết đến như một công cụ cho phép tích hợp hữu hiệu các thao tác về cơ sở dữ liệu thông thường như các chức năng phân tích, thống kê và tìm kiếm, với các công cụ đặc biệt về xử lý và hiển thị địa lý trên bản đồ. Việc ứng dụng công nghệ GIS để phục vụ dẫn đường, quản lý hạ tầng giao thông, phương tiện giao thông là một hướng đi mới và khá phù hợp với đặc thù của giao thông. Các chức năng của GIS hỗ trợ cho việc quản lý và khai thác thông tin, giải các bài toán về giao thông nhằm đáp ứng được các nhu cầu quản lý chuyên môn.

Tại Việt Nam, nhiều thành phố đang trong quá trình phát triển hệ thống GIS tích hợp phục vụ công tác quy hoạch và quản lý giao thông vận tải như TP Hồ Chí Minh, Hà Nội,… Đầu tháng 6/2009, Công ty Cổ phần Đầu tư Địa Việt (DiaViet JSC), đã thực hiện thành công việc nghiên cứu triển khai “Ứng dụng GIS trong quản lý và lập kế hoạch duy tu nâng cấp, xây mới hạ tầng giao thông, triển khai thí điểm trên địa bàn Quận 1”. Việc triển khai nghiên cứu ứng dụng này vào công tác quản lý hạ tầng giao thông đô thị đã nhận được sự ủng hộ và hơp tác nhiệt tình của Khu Quản lý Giao thông Đô thị Số 1 - Sở Giao thông Vận tải TP Hồ Chí Minh.

Một ứng dụng khác của GIS cũng đã được ứng dụng tại Trung tâm Quản lý và Điều hành vận tải hành khách công cộng TP Hồ Chí Minh, đó là ứng dụng công nghệ tích hợp hệ thống định vị toàn cầu (GPS) và hệ thống thông tin địa lý (GIS) phục vụ công tác quy hoạch và quản lý xe buýt. Với việc ứng dụng công nghệ tích hợp GPS và GIS này, công tác điều hành và quản lý vận tải hành khách công cộng sẽ được cải tiến theo hướng tiết kiệm kinh phí, tận dụng nguồn nhân lực và trang thiết bị sẵn có, bảo đảm chia sẻ thông tin và phát triển đồng bộ. Tại tỉnh Bình Dương cũng đã có những nghiên cứu ứng dụng GIS trong lĩnh vực quản lý hạ tầng giao thông như đề tài “GIS Quản lý Giao thông Vận tải ” của Sở Giao thông Vận tải  Bình Dương

Tại Việt Nam, công nghệ GIS được tiếp nhận và nghiên cứu khá sớm với những quy mô khác nhau và mục đích khác nhau. Trong ngành xây dựng, GIS đã được đón nhận trong khoảng 10 năm qua do những ưu thế trong công tác thu thập đo đạc địa lý, quản lý, phân tích hiện trạng và dự báo xu hướng phát triển đô thị. Riêng trong lĩnh vực nghiên cứu lập quy hoạch, GIS đã được áp dụng trực tiếp vào một số đồ án điển hình do Bộ Xây dựng chủ trì như tập bản đồ quy hoạch các đô thị Việt Nam thời kỳ 1996 – 2020, Atlas quy hoạch các khu công nghiệp Việt Nam (1997 – 1999) quy hoạch xây dụng Vùng thủ đô (2005 – 2008), chiến lược phát triển đô thị (2006 – 2008)…

Có thể hiểu một cách đơn giản GIS đô thị là một hệ thống được vận hành dựa trên một cơ sở dữ liệu chứa đầy đủ thông tin ở các cấp chức năng đô thị. Bộ cơ sở dữ liệu này cần được thường xuyên cần “nuôi” bằng cách cung cấp thêm dữ liệu cập nhật mới và cần được tổ chức một cách hợp lý để có thể truy vấn tìm kiếm những thông tin theo yêu cầu người dùng cũng như có thể khai thác, phân tích nâng cao nhằm đưa ra những sản phẩm, thông tin tổng hợp hỗ trợ quá trình ra quyết định

Trong lĩnh vực GIS, ở Việt Nam hiện nay chuẩn về hệ qui chiếu và toạ độ quốc gia là chuẩn đã được hoàn thiện một cách đầy đủ. Hiện nay chuẩn Hệ qui chiếu và hệ toạ độ quốc gia VN-2000 đã được ban hành tạo nền tảng thống nhất về cơ sở qui chiếu cho dữ liệu đo đạc bản đồ nói chung và dữ liệu thông tin địa lý nói riêng. Chuẩn này bao gồm các quy định về:

  • Phạm vi áp dụng cho tất cả hệ thống toạ độ các cấp hạng, bản đồ địa hình, bản đồ nền, bản đồ địa chính, bản đồ hành chính quốc gia và các loại bản đồ chuyên dụng khác.
  • Các tham số của hệ qui chiếu: Ellipsoid WGS-84 toàn cầu, các kích thước, tốc độ góc quay, hằng số trọng trường, định vị và điểm gốc toạ độ quốc gia.
  • Hệ thống toạ độ phẳng, lưới chiếu bản đồ qui định cho các tỷ lệ.
 

Khái niệm hệ thống thông tin địa lý (GIS - Geographic Information System) xuất hiện từ những năm 1960 và cho đến nay GIS đã và đang được ứng dụng rộng rãi trên toàn thế giới. Theo định nghĩa, GIS là một hệ thống thông tin được thiết kế để thu thập, cập nhật, lưu trữ, tích hợp và xử lý, tra cứu, phân tích và hiển thị mọi dạng dữ liệu địa lý. Với thực tế là gần như mọi hoạt động của con người đều gắn liền với một địa điểm nào đó, nghĩa là với một tọa độ địa lý xác định, GIS đã trở thành nền tảng công nghệ đặc biệt hữu dụng trong quản lý và xử lý tích hợp thông tin đa ngành, hỗ trợ việc ra quyết định chính xác và kịp thời.

2