Thứ 3, 4/23/2024

Thông tin đăng tải trên trang này phục vụ mục đích chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm với điều kiện cần ghi rõ nguồn khi sử dụng. Tư vấn GeoViệt khuyến khích quý vị trao đổi kinh nghiệm của mình bằng cách gửi bài cho chúng tôi
Hotline: (024) 62657729 / 0838286123
  • Góc Kỹ thuật
  • |
  • Phát triển đô thị
Phân loại đô thị và cấp quản lý đô thị

Đô thị được phân thành 6 loại, gồm: đô thị loại đặc biệt, đô thị loại I, đô thị loại II, đô thị loại III, đô thị loại IV và đô thị loại V. Cấp quản lý đô thị gồm:

  • Thành phố trực thuộc Trung ương.
  • Thành phố thuộc tỉnh; thị xã thuộc tỉnh hoặc thị xã thuộc thành phố trực thuộc Trung ương.
  • Thị trấn thuộc huyện.

Thành phố được chia thành: nội thành phố và vùng ngoại thành phố (được gọi tắt là nội thành, ngoại thành). Thị xã được chia thành: nội thị xã và vùng ngoại thị xã (được gọi tắt là nội thị, ngoại thị). Thị trấn không có vùng ngoại thị trấn.

*) Đô thị loại đặc biệt: Đô thị loại đặc biệt phải đảm bảo các tiêu chuẩn sau đây:

  • Thủ đô hoặc đô thị với chức năng là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học - kỹ thuật, đào tạo, du lịch, dịch vụ, đầu mối giao thông, giao lưu trong nước và quốc tế, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước;
  • Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp trong tổng số lao động từ 90% trở lên;
  • Có cơ sở hạ tầng được xây dựng về cơ bản đồng bộ và hoàn chỉnh;
  • Quy mô dân số từ 1,5 triệu người trở lên;
  • Mật độ dân số bình quân từ 15.000 người/km2 trở lên.

*) Đô thị loại I: Đô thị loại I phải đảm bảo các tiêu chuẩn sau đây:

  • Đô thị với chức năng là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật, du lịch, dịch vụ, đầu mối giao thông, giao lưu trong nước và quốc tế có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của một vùng lãnh thổ liên tỉnh hoặc của cả nước;
  • Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp trong tổng số lao động từ 85% trở lên;
  • Có cơ sở hạ tầng được xây dựng nhiều mặt đồng bộ và hoàn chỉnh;
  • Quy mô dân số từ 50 vạn người trở lên;
  • Mật độ dân số bình quân từ 12.000 người/km2 trở lên.

*) Đô thị loại II: Đô thị loại II phải đảm bảo các tiêu chuẩn sau đây:

  • Đô thị với chức năng là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật, du lịch, dịch vụ, đầu mối giao thông, giao lưu trong vùng tỉnh, vùng liên tỉnh hoặc cả nước, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của một vùng lãnh thổ liên tỉnh hoặc một số lĩnh vực đối với cả nước;
  • Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp trong tổng số lao động từ 80% trở lên;
  • Có cơ sở hạ tầng được xây dựng nhiều mặt tiến tới tương đối đồng bộ và hoàn chỉnh;
  • Quy mô dân số từ 25 vạn người trở lên;
  • Mật độ dân số bình quân từ 10.000 người/km2 trở lên

*) Đô thị loại III: Đô thị loại III phải đảm bảo các tiêu chuẩn sau đây:

  • Đô thị với chức năng là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật, dịch vụ, đầu mối giao thông, giao lưu trong tỉnh hoặc vùng liên tỉnh, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của một tỉnh hoặc một số lĩnh vực đối với vùng liên tỉnh;
  • Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp trong tổng số lao động từ 75% trở lên;
  • Có cơ sở hạ tầng được xây dựng từng mặt đồng bộ và hoàn chỉnh;
  • Quy mô dân số từ 10 vạn người trở lên;
  • Mật độ dân số bình quân từ 8.000 người/km2 trở lên

*) Đô thị loại IV: Đô thị loại IV phải đảm bảo các tiêu chuẩn sau đây:

  • Đô thị với chức năng là trung tâm tổng hợp hoặc chuyên ngành về chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật, dịch vụ, đầu mối giao thông, giao lưu trong tỉnh, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của một tỉnh hoặc một vùng trong tỉnh;
  • Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp trong tổng số lao động từ 70% trở lên;
  • Có cơ sở hạ tầng đã hoặc đang được xây dựng từng mặt đồng bộ và hoàn chỉnh;
  • Quy mô dân số từ 5 vạn người trở lên;
  • Mật độ dân số bình quân từ 6.000 người/km2 trở lên

*) Đô thị loại V: Đô thị loại V phải đảm bảo các tiêu chuẩn sau đây:

  • Đô thị với chức năng là trung tâm tổng hợp hoặc chuyên ngành về chính trị, kinh tế, văn hoá và dịch vụ, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của một huyện hoặc một cụm xã;
  • Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp trong tổng số lao động từ 65% trở lên;
  • Có cơ sở hạ tầng đã hoặc đang được xây dựng nhưng chưa đồng bộ và hoàn chỉnh;
  • Quy mô dân số từ 4.000 người trở lên;
  • Mật độ dân số bình quân từ 2.000 người/km2 trở lên.